Friday, July 22, 2011

Bộ lọc ảnh trong photoshop:

Bộ lọc ảnh trong photoshop:
1. Bộ lọc mịn ảnh
+ Lựa chọn lớp ảnh cần làm mịn (có thể lựa chọn chi tiết một vùng trên lớp ảnh)
+ Chọn Filter->Noise (có các lựa chọn hiệu ứng)
          * Add Noise  Tăng cường độ sạn của ảnh
             - Amount   Độ dày của sạn ảnh
             - Uniform  Theo khuân mẫu chuẩn (độ sạn đồng đều)
             - Gaussian  Độ sạn không đồng đều về sắc độ và độ nét
             - Lựa chọn Monochromatic làm cho các hạt sạn trở thành đơn sắc
          * Despeckle  Tăng cường độ mịn của ảnh
          * Dust & Scratches  Hiệu chỉnh các hiệu ứng mịn và sạn của ảnh
                   - Radius   Bán kính của điểm ảnh
                   - Threshold  Phân lớp áp lực
          (nên kết hợp việc thay đổi hai giá trị trên để tăng cường hiệu ứng mịn và sạn ảnh)
          * Median  Tăng cường độ mịn của ảnh bằng cách tăng giá trị Radius (bán kính điểm màu ảnh)
2. Bộ lọc làm nhoè ảnh
+ Lựa chọn lớp ảnh cần tạo hiệu ứng nhoè
+ Chọn Filter -> Blur (cho các lựa chọn sau)
          * Blur                            Làm nhoè ảnh
          * Blur more                   Tăng thêm độ nhoè
          * Gaussian blur   Làm nhoè băng phương pháp tăng độ lớn của điểm ảnh (thay đổi giá trị Radius)
          * Motion blur       Làm nhoè theo phương pháp điểm ảnh và chỉ thị hướng nhoè
                   + Angle       Góc hướng nhoè
                   + Distance  áp lực nhoè
          * Radial Blur  Làm nhoè theo phương pháp xoáy
                   + Amount  áp lực của xoáy
                   + Blur center  Bấm chuột vào vị trí bất kỳ làm tâm xoáy
                   + Blur Method  Phương thức xoáy (Spin <=> Xoáy tròn; Zoom <=> Xoáy theo tâm)
                   + Quality  Chất lượng xoáy
                             - Draft   Yếu
                             - Good  Trung bình
                             - Best   Mạnh
          * Smart blur  Làm nhoè tổng hợp
                   + Radius  Thay đổi bán kính của điểm ảnh
                   + Threshold  áp lực của hiệu ứng (phụ thuộc vào giá trị Radius)
                   + Quality  Lựa chọn hiệu quả của hiệu ứng
                   + Mode  Phương thức tổng hợp
3/ Bộ lọc tổng hợp
+ Lựa chọn vùng ảnh cần hiệu chỉnh
+ Chọn Filter->Distort (cho các lựa chọn)
·        Diffuse Glow...                    Tạo các hạt sạn ảnh
                   + Graininess                   Mật độ hạt sạn
                   + Glow Amount   Thay đổi độ sáng tối chung của toàn ảnh
                   + Clear Amount   Làm giảm hoặc tăng áp lực của giá trị Glow Amount
·        Glass...                      Hiệu ứng lồng kính
                   + Distortion                    áp lực của hiệu ứng
                   + Smoothness       Độ mịn của hiệu ứng
                   + Texture             Chọn vật liệu của hiệu ứng
                   + Scaling              Độ phóng to, thu nhỏ
·        Ocean Ripple..           Hiệu ứng không gian nước
                   + Ripple size         Độ lớn của các gợn sóng
                   + Ripple Magnitude       áp lực của hiệu ứng
·        Pinch...                    Hiệu ứng lồi và lõm cho vùng ảnh
                   + Amount             Chuyển hiệu ứng từ lồi sang lõm
·        Polar Coordinates...  Xoắn tâm
                   + Rectangular to polar  Xoắn từ tâm
                   + Polar to Rectangular  Xoắn tròn
·        Ripple...                    Hiệu ứng gợn sóng
                   + Amount             áp lực của gợn sóng
                   + Size                             Chọn kích cỡ
·        Shear...                     Uấn ảnh tự do
                   + Wrap Around   Tô kín/ Repeat Edge Pixels     Giữ nguyên khổ ảnh
                   + Bấm kéo chuột vào đường trên đồ thị để kéo ảnh
·        Spherize...                 Hiệu ứng lồi, lõm của ảnh
                   + Amount             Chuyển từ lồi sang lõm
                   + Mode                 Lựa chọn hướng của hiệu ứng
·        Twirl...                      Hiệu ứng xoắn ảnh
                   + Angle                Thay đổi áp lực xoắn bằng góc xoắn
·        Wave...                      Hiệu ứng sóng từ
                   + Number of Generators         Số lượng cuận sóng
                   + Wavelength                 Độ dài áp lực sóng
                   + Amplitude                            Độ trơn của sóng
                   + Scale                           Tỷ lệ phóng của sóng theo chiều ngang và dọc
·        ZigZag                      Tạo các đường Zigzag
                   + Amount             áp lực của đường Zigzag
                   + Ridges               Tăng cường áp lực bằng việc thêm một số đường Zigzag vào ảnh
4/ Hiệu ứng tô, trát ảnh
+ Lựa chọn vùng ảnh cần tạo hiệu ứng
+ Chọn Filter -> Render
·        3D Transform...                  Hiệu ứng khối không gian
                   (chỉ dẫn trực tiếp)
·        Lens Flare...             Hiệu ứng đèn chiếu
                   + Brightness                  Độ sáng tối của đèn
                   + Flare Center      Vị trí tâm của đèn chiếu
                   + Lens Type                   Lựa chọn kiểu đèn
·        Lighting Effects...     Hiệu ứng đèn trường
                   + Style                  Chọn thể loại đèn trường
                   + Light Style         Chọn kiểu đèn (trước đó phải bấm chọn đèn thể hiện trong hộp Lighting Effects)
                   + Thay đổi các giá trị về áp lực của đèn và màu sắc cho phù hợp với yêu cầu của ảnh
1. Các hiệu ứng
+ Lựa chọn vùng ảnh cần tạo hiệu ứng
+ Chọn Filter -> Stylize (cho các lựa chọn)
·        Diffuse...                   Làm nhoè phân vạch màu của ảnh (thêm các điểm ảnh vào phân vạch màu)
                   + Nomal               Trung bình
                   + Darken Only     Tăng tối
                   + Lighten Only     Tăng sáng
·        Emboss...         Hiệu ứng trạm khắc của ảnh
                   + Angle       Góc xây dựng hiệu ứng
                   + Height     Độ cao
                   + Amount   áp lực sáng tối của ảnh
·        Extrude...        Hiệu ứng khối cho ảnh
                   + Type        Kiểu khối (Blocks <=> Khối vuông; Pyramids <=> Khối chóp)
                   + Size                    Kích cỡ của khối
                   + Depth      Độ sâu của khối
                   + Lựa chọn Solid Front Faces sẽ tô toàn bộ bề mặt của khối
·        Find Edges...   Chuyển ảnh chụp sang dạng đường nét vẽ sáng
·        Glowing Edges...      Chuyển ảnh chụp sang dạng đường nét vẽ tối
                   + Edge Width       Độ dày của đường nét
                   + Edge Brightness         Độ sáng của đường nét
                   + Smoodness        Độ mịn của đường nét
·        Tiles...              Chia ảnh thành các khung ảnh nhỏ
                   + Number of Tiles                    Số lượng ô
                   + Maximum Offset        Số đối tượng tạo thêm
                   + Lựa chọn Inverse Image để tô viên của các khung
·        Trace Contour...       Chuyển ảnh sang dạng đường nét
                   + Level        Mức độ chuyển
                   + Edge        Hướng chuyển (Upper Lên trên/ Lower Xuống dưới)
·        Wind...             Hiệu ứng gió cuấn
                   + Menthod  Phương thức
                             - Wind        Nhẹ
                             - Blast                   Trung bình
                             - Stagger     Mạnh
                   + Direction Hướng gió
                             - From the Left     Từ bên trái
                             - From the Right  Từ bên phải
2. Các hiệu ứng về chìm và nổi của ảnh
+ Lựa chọn vùng ảnh cần tạo hiệu ứng
+ Chọn Filter -> Texture cho các lựa chọn
·        Craquelure...   Tạo các hằn khối
                   + Crack Spacing  Độ rộng của các đường phân vạch
                   + Crack Depth     Độ sâu của các đường phân vạch
                   + Crack Brightness                  Độ sáng tối của các đường phân vạch
·        Grain...            Tạo các hạt sạn ảnh
                   + Intensity   Độ sắc của sạn
                   + Contrast  Độ sáng tối của màu ảnh
·        Mosaic Tiles... Tạo các ô khối nổi
                   + Tile Size            kích cỡ của khối
                   + Grout Width      Độ rộng của các vùng chìm
                   + Lighten Grount Độ sáng của các vùng chìm
·        Patchwork...    Tạo khối không gian
                   + Square Size       Kích cỡ của khối
                   + Relief                 Khoảng phân cách ngang của các khối
·        Stained Glass...         Tạo các mạng lưới
                   + Cell size                       Kích cỡ của mạng lưới
                   + Border Thichness       Độ dày của đường viền
                   + Light Intensity            Độ sắc của viền
·        Texturizer...     Hiệu ứng vằn
                   + Texture    Lựa chọn kiểu hiệu ứng
                   + Scaling    Giá trị phóng
                   + Relief       áp lực sáng tối
                   + Light Direction Vị trí đèn chiếu của hiệu ứng
3. Bộ lọc hiệu ứng vẽ
+ Lựa chọn vùng ảnh cần tạo hiệu ứng
+ Chọn Filter -> Brush Strokes
·        Accented Edges         Chuyển sảng sang thể hiện dạng nét vẽ
                   + Edge Width       Độ dày của nét
                   + Edge Brightness         Độ sáng tối
                   + Smoothness       Độ mịn của đường viền
·        Angle Strokes            Hiệu ứng cuấn nét vẽ
                   + Direction Balance       Cân bằng hướng cuấn
                   + Stroke Length             Độ dài của nét chổi quét
                   + Sharpness                            áp lực thể hiện của chổi quét
·        Dark Strokes   Chuyển sang hiệu ứng tối
          + Balance             Giá trị cân bằng
          + Black Intensity  Tăng giá trị tối
          + White Intensity  Tăng giá trị sáng
·        Ink OutLines   Tạo hiệu ứng mốc ảnh
                   + Stroke Length   Độ dài của áp lực
          + Dark Intensity   Tăng giá trị tối
          + Light Intensity   Tăng giá trị sáng
·        Spatter   Hiệu ứng viền màu
          + Spray Radius    Bán kính của các nét
          + Smoothness       Độ mịn của nét

Wednesday, July 20, 2011

Tự học cách làm SEO (dành cho Newbie)

Nhân sự kiện bài viết Tốc độ website (site speed) là yếu tố xếp hạng của google “được” đăng lại trên DDTH với nguồn khác, cũng như giải đáp một số thắc mắc của các bạn mới bước vào thế giới SEO, mình quyết định đăng lại bài “Bạn đến với SEO như thế nào?” mà trong một lúc cao hứng năm trước, mình đã chia sẻ tại Làm SEO trong vài tiếng (cũng được một site đăng lại, và, vẫn quên ghi nguồn và giữ danh xưng “mình”).
Bạn học SEO ở đâu, khi nào? Ở Việt Nam hiện có nơi nào đào tạo khóa học SEO chưa? Đấy là những câu hỏi mình thường hay nghe thấy. Đặc biệt gần đây mình nhận được email của một bạn cần tư vấn “hành trang” để học làm SEO. Thế nên mình quyết định viết bài này, mong hữu ích với các bạn đang tìm hiểu SEO – Search Engine Optimization.
Câu trả lời là, mình biết đến SEO thật tình cờ. Trúng tuyển vị trí Copywriter cho một công ty TMĐT, khoảng một tháng sau, tức tháng 8 năm 2005, mình được chị Sếp giao kiêm thêm mảng SEO (sau này gọi là SEO Specialist) cho 10 website của công ty (mà quan trọng nhất là Audio4fun). Bảo bối là một file tài liệu mà người tiền nhiệm đã tập hợp khá chi tiết từ Search  Engine Watch. Các bài viết trên đó là một nguồn phải đọc (theo Matt Cutts) đối với những ai quan tâm đến Search Engines.
Như vậy, “hành trang” đến với SEO của mình chỉ là chút khả năng đọc hiểu tiếng Anh và chút tò mò của một thằng sinh viên mới ra trường mang đam mê khám phá thế giới phẳng.
Sau đó, mình bắt đầu lang thang ở các diễn đàn. Hay vào nhất là forum của Search Engine Watch, bởi đơn giản, nơi đó có Danny Sullivan*. Ngoài ra thì Webmaster World là một diễn đàn chất lượng được quản lý khá nghiêm ngặt. Digital Point hay SEO Chat thì có vẻ “bình dân” hơn.
Hôm nay ngồi lục lại, thấy thắc mắc đầu tiên của mình về SEO quá… nhỏ nhặt. Rằng Page Title nên dùng bao nhiêu ký tự, có được dùng stopwords (thường là những liên từ như “and”, “or”…), và có nên dùng tối đa quá 3 dấu phẩy hay không? Sở dĩ mình thắc mắc vậy bởi khi đó công ty dùng thử một công cụ phân tích SEO gọi là Web CEO và nó đã đề cập những yêu cầu trên. Và thật vui mừng khi chính Danny phúc đáp.
Và mình đã đến với SEO như thế đấy. Vậy bạn nào đang tìm hiểu SEO, có thể tự tin rồi nhé, vì một kẻ ngoại đạo với IT như mình cũng có thể làm SEO…
Cập nhật: Mình cũng từng chia sẻ, và lại cũng chỉ dừng lại ở mức định hướng về việc “học làm SEO” ở DDTH. Xin chia sẻ thêm tại đây:
Theo tớ, để ngâm cứu SEO tốt thì cứ chủ động tìm hiểu các site nước ngoài uy tín và thử nghiệm với site của mình…
Trước tiên mình cần hiểu SE trước đã, chủ yếu là spider-based SEs, cụ thể là Google, Y! và Bing. Tức là cần hiểu cách SE parse web trước đã.
Còn lại chữ O (optimization) thì trên mạng đầy rẫy. Ngay cả Google cũng bật mí rồi còn gì. Trong O thì chia ra O dành cho Web developers, designers, copywriters, marketers…
Điều kiện cần: khả năng google/search và đọc hiểu tiếng Anh khá.
Điều kiện đủ: khả năng thử nghiệm, quan sát, phán đoán và phân tích khá + tính kiên nhẫn.
* Danny Sullivan xuất thân là một nhà báo (từng làm cho BBC, Los Angeles Times), lập ra Search Engine Watch năm 1997 và Search Engine Land tháng 11/2006.

10 thủ thuật SEO cho website tin tức

10 thủ thuật SEO cho website tin tức
Tác giả: sauxanh, December 31st, 2010  |  SEO nâng cao
Đối với bán hàng trực tuyến cũng như mọi hoạt động trực tuyến có sinh lợi khác thì tối ưu bộ máy tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO) là việc quan trọng. Bởi vì chi phí dành cho SEO có thể nói là thấp hơn các kênh quảng cáo khác, nhưng hiệu quả mang lại là lâu dài và bền vững. Chi phí lớn nhất là thời gian bỏ ra để tìm hiểu các thủ thuật và cố gắng thực hiện cho tốt.
SEO hiệu quả không chỉ giúp website tăng hạng trên kết quả tìm kiếm, có thể làm ra tiền thực sự bằng SEO, bởi vì SEO có thể giúp search engine định hướng các quảng cáo được chú ý và sinh lợi nhiều tốt hơn. Tham gia Google Adsense là một trong những cách để kiếm tiền với SEO.
Bài viết sau là tổng hợp lại những thủ thuật SEO dành cho các website tin tức (news sites) của Danny Sullivan, biên tập viên của Search Engine Land, và là một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực SEO. Danny là một doanh nhân thông tin tự lập, tự ông đã phát triển cuốn Hướng dẫn thầm nhập search engine dành cho Webmaster xuất bản năm 1996 trở thanh hai ấn bản trực tuyến (Ông cũng thường xuyên viết trên blog cá nhân http://daggle.com/ nhiều bài viết rất hay thể hiện quan sát rất sắc bén về việc kinh doanh trực tuyến)
1. Sử dụng công cụ từ khóa Google Adwords để tìm ra những từ khóa phổ biến liên quan
Trước khi bắt đầu tối ưu những từ khóa đặc biệt của riêng mình, việc đầu tiên là tìm hiểu những từ khóa hay được người dùng sử dụng trên các search engine để tìm kiếm các nội dung có liên quan đến lĩnh vực bạn hoạt động. Công cụ từ khóa Adwords (Google Adwords keyword tool) ra đời để làm điều đó. Nó thể hiện con số gần chính xác số lần một từ hay một cụm từ được sử dụng để tìm kiếm.
Công cụ tìm kiếm từ khóa của Google định lượng dựa trên sự phổ biến của những từ khóa khác nhau, với cả 2 tiêu chí tần suất tìm kiếm và giá thầu đề nghị để “mua” các từ khóa đó thông qua chương trình quảng cáo ngữ cảnh Google Adwords. Kết quả giúp ta tìm thấy không chỉ những từ khóa có thể mang lại lượng truy cập lớn nhất mà còn là từ khóa mang lại lượng truy cập có giá trị nhất nữa.
Sử dụng các công cụ đó để xác định một cách tổng quát các cụm từ có tiềm năng, những từ có thể sử dụng cho title của website, trên trang chủ và các trang điều hướng… Sau đó tiếp tục sử dung công cụ đó và tự thu thập kinh nghiệm để có thể chọn ra những từ khóa thích hợp nhất để dùng vào các bài viết và nội dung website.
2. Sử dụng các từ khóa và cụm từ trong các thẻ title của website
Một khi đã chọn được những từ khóa phù hợp, bạn hãy đặt chúng vào những nơi quan trọng nhất mà các search engine sẽ đọc tới đầu tiên. Các bộ máy tìm kiếm hiện nay đều ưu tiên một cho title tag trước rồi mới đến các thành phần khác của website, nên cụm từ phù hợp nhất với nội dung nên được ưu tiên đặt vào đó.
Nếu sử dụng hệ thống quản lý nội dung (content management system – CMS, ví dụ WordPress), bạn phải nắm được những trường dữ liệu nào sẽ được thể hiện lên title tag (thường là tiêu đề). Sử dụng các nguồn tài nguyên nêu trên để xác định những trường dữ liệu cần biết rồi đưa nó lên tiêu đề để thu hút sự chú ý của search engine.
Ngoài ra, cố gắng sử dụng những từ khóa phổ biến và “mạnh mẽ” trong các thẻ tiêu đề, mô tả và các tag cho các video clip bạn đăng lên Youtube hay dịch vụ chia sẻ video khác.
3. Viết thẻ mô tả cho mỗi trang càng hấp dẫn càng tốt
Một số webmaster cho rằng việc viết các mô tả cho website là thừa thãi, tuy nhiên nó cũng có một số giá trị nhất định. Một số search engine, ví dụ như Google, sử dụng các mô tả này để làm các giới thiệu ngắn hiển thị bên dưới tiêu đề của website trong trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Mô tả ngắn gọn nhưng chi tiết có thể lôi kéo người xem đến website của bạn nhiều hơn những website khác cùng loại, kể cả những trang được xếp hạng cao hơn. Và bạn biết đấy, tỉ lệ click (CTR) là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng của Google.
4. Chuyển đổi từ phong cách báo chí truyền thống sang phong cách SEO
Sự lặp lại hay mật độ từ khóa vẫn có vai trò khá quan trọng trong thứ hạng của bạn trên kết quả tìm kiếm (dù rằng nó không còn chiếm vị trí độc tôn như trước khi có Google). Do đó, bạn có thể quên đi lối trình bày văn bản truyền thống cứng nhắc mà tư duy sao cho phù hợp với tư duy của search engine hơn.
5. Đưa các từ khóa  vào URL bất cứ khi nào có thể
Các search engine cũng định giá cả các từ khóa bên trong URL. Nếu đưa được từ khóa vào tên domain thì khá ổn, nhưng nếu thêm cả vào đường dẫn đến các thư mục con hoặc các trang khác thì mới thật sự là tốt. Thay vì sử dụng đường dẫn toàn những chữ cái dài dằng dặc vô nghĩa, hãy cấu hình cho CMS học sử dụng các câu, từ có nghĩa, các từ khóa lý tưởng chèn vào đường dẫn, điều này sẽ khiến website của bạn dễ được tìm thấy hơn
Ngoài ra, thay vì sử dụng dấu “_”, hãy sử dụng dấu “-” để phân cách các từ trong URL.
6. Đừng bao giờ để nhiều link cùng trỏ tới một bài viết duy nhất
Hình phạt cho tội trùng lặp nội dung đã khiến các website tin tức đánh mất vị trí của mình trong các kết quả tìm kiếm mãi mãi. Không nên gắn một bài viết đến quá nhiều URL khác nhau. Tham chiếu một bài viết đến nhiều tag và nhiều trang index thì ổn, nhưng đừng nên tham chiếu nhiều đường dẫn đến một bài viết.
Hầu hết các quyết định của Google để xếp hạng một trang web trên kết quả tìm kiếm dựa trên số lượng và chất lượng các liên kết trỏ tới trang riêng lẻ. Tập trung vào chất lượng của từng đường dẫn trỏ tới từng bài viết một. Đăng nội dung trên nhiều địa chỉ web đơn giàn là làm loãng sức mạnh của những URL đó đi mà thôi.
7. Tạo một trang cố định để đăng các câu chuyện và các vấn đề còn tiếp diễn đáng chú ý
Trong điều kiện  lý tưởng thì nên tập trung tất cả các liên kết nội dung tới một bài viết, chủ đề đang được theo dõi bằng một URL duy nhất. Tuy vậy điều đó thì cực khó trong thế giới thực khi mà ngày nào cũng có bài viết mới mới những URL mới. Vì vậy tạo ra một địa chỉ cố định để những bài viết liên quan có thể trỏ liên kết đến đấy, giúp thúc đẩy và thu hút các search engine để mắt đến công việc của bạn.
8. Không bao giờ để link chết hoặc đổi đường dẫn URL mà không 301 redirect
Các search engine vẫn làm việc và phản ứng với các hồi đáp khác nhau của Web server khi  mà search engine gọi đến một đường dẫn không tồn tại. “404 error or page not found” là phản hổi tệ nhất mà server có thể đưa ra. Đừng để điều đó xảy ra, thay vì vậy, hãy sử dụng “301 redirect” để thông báo cho search engine biết địa chỉ mới đã được dùng thay cho địa chỉ cũ không còn hoạt động. Điều đó sẽ ngăn website bị tụt hạng khi mà URL của nó bị thay đổi.
9. Sử dụng bit.ly hoặc các dịch vụ thu gọn URL khác mà có hỗ trợ 301 redirect
Khi sử dụng một địa chỉ URL đã thu gọn, cần phải chắc rằng search engine phải ghi nhận được rằng các truy cập vào link là chuyển hướng thẳng đến website của bạn chứ không phải là đến trang cung cấp dịch vụ rút gọn. bit.ly là một trong những dịch vụ đáp ứng tốt yêu cầu đó. Search engine vẫn lần ra được mọi thông tin trong URL ngay cả khi mà nó đã được thu gọn.
10. Liên kết tới các các trang lớn khác và mời họ đặt liên kết tới trang của bạn lên trang của họ
Chiêu cuối cùng này là quan trọng nhất và cũng nhiều thử thách nhất. Mọi hình thức SEO nội dung ngay bên trong trang sẽ chẳng mang lại hiệu quả gì nếu mà những website khác không “bỏ phiếu tín nhiệm” tức đặt liên kết đến website của ban. Sử dụng các kĩ năng quảng cáo cũng như phương tiện truyền thông mạng xã hội, làm sao để các website lớn biết về trang của bạn va đồng ý đề nghị trao đổi liên kết. Làm sao để họ thấy đó là một đề nghị đôi bên cùng có lợi.
Kết luận:
Có thể còn những thủ thuật SEO khác, như sitemap cho site tin tức của bạn chẳng hạn, nhưng 10 thủ thuật SEO trên có thể cũng đủ giúp site bạn đạt được lượng traffic hơn cả mong đợi.